Ren Là Gì? Các Vai Trò Và Ứng Dụng Phổ Biến Hiện Nay Của Ren

Ren là một thành phần quan trọng trong sản xuất các vật liệu phụ, như là các rãnh xoắn ốc cách đều nhau trong các công cụ và bộ phận máy. Vậy ren là gì? Ứng dụng và vai trò của ren trong đời sống là gì? Hãy cùng Thép Hương Đạt giải đáp câu hỏi ren là gì qua bài viết sau đây.

Ren là gì?

Ren là một chi tiết trong các phụ kiện có các đường xoắn ốc, còn được gọi là rãnh, có trong các vật liệu như ốc, vít, bu lông,… Chúng được tạo ra bằng mũi khoan hoặc mũi taro.

Ren còn là một bộ phận quan trọng giúp gắn kết các vật liệu lại với nhau. Những đường ren hoàn hảo giúp vật liệu có độ chính xác cao trong quá trình lắp ráp. Trong kỹ thuật, ren có độ chính xác cao có nghĩa là sản phẩm chất lượng cao.

Ren là gì
Ren là gì

Có hai chiều đường ren là: quay theo chiều kim đồng hồ (còn được gọi là ren thuận) và ngược chiều kim đồng hồ (ren ngược).

Bài viết liên quan: Măng Sông Thép Là Gì? Những Ứng Dụng Trong Thực Tế Của Măng Sông Thép

Phân loại ren

Ren thường được phân chia thành nhiều loại khác nhau, những loại này bao gồm:

Ren hệ mét

Đây là loại ren được coi là tiêu chuẩn quy ước trên toàn thế giới. Được sử dụng rộng rãi cho bu lông và đai ốc. Ký hiệu là MK, đơn vị là mm.

Góc giữa hai đỉnh đường ren là 60 độ, profin có hình tam giác và đường ren được tạo ra trên một đường nghiêng. Ren hệ mét cho biết đường kính chính xác của đai ốc và bu lông.

Chúng thường được chia thành hai loại là ren bước lớn và ren bước nhỏ. Hai loại này có cùng điểm chung là có cùng đường kính nhưng khác bước ren:

  • Ren bước lớn: có kí hiệu là chữ M, được viết chung với kích thước của đường kính (ví dụ như M14, M16,…). Tiêu chuẩn ren hệ mét bước lớn có quy định chi tiết trong TCVN 2247-77.
  • Ren bước nhỏ: kí hiệu của ren bước nhỏ được thêm vào cùng với chỉ số bước ren (như là M10x0.75 ; M12x1,…). Tiêu chuẩn ren hệ mét bước nhỏ có quy định đầy đủ trong TCVN 2248-77.

Ren hệ Inch

Được sử dụng phổ biến để đo đường kính, chủ yếu dành cho các kỹ sư trong ngành cơ khí, có đơn vị đo là Inch.

Góc giữa hai đỉnh ren của ren là 55° và profin có dạng là tam giác cân. Bước ren theo chiều dài đo được là 1 inch.

Ren tròn

Đây là loại ren có profin giữa hai đỉnh của đường ren là một cung tròn. Ký hiệu của ren tròn là Rd, đơn vị đo là mm, kích thước được liệt kê trong TCVN 2256-77.

Profin là đặc trưng cho tên của loại ren này, ren tròn thường có một đầu nối và một hướng xoắn.

Ren ống

Là loại ren được sử dụng cho các kết nối của đường ống. Profin giữa hai đường ren là tam giác cân và góc giữa hai đỉnh đường ren là 55°. Đơn vị đo của ren ống là Inch.

 Có hai loại ren ống:

  • Ren ống hình trụ: Ký hiệu là G và kích thước theo quy định trong TCVN 4681-89.
  • Ren ống hình côn: Ký hiệu là R, có quy định về kích thước là TCVN 4681-89.

Ren thang

Là ren có profin là hình thang cân giữa hai đường ren và góc 30° là góc giữa hai đỉnh ren. Đơn vị tính là mm, ký hiệu là Tr.

Ren thang có hai loại là: ren thang một đầu mối và ren thang nhiều đầu mối.  Ren thang có kích thước được quy định trong TCVN 2254-77 và TCVN 2255-77.

Ren vuông

Được làm từ các đường ren có dạng hình vuông. Profin giữa hai đường ren là hình vuông và góc giữa hai đỉnh đường ren là 90°.

Ren răng cưa

Có profin là hình thang giữa hai đường ren, và có một góc 30° giữa hai đỉnh đường ren của ren, ký hiệu ren răng cưa là S, đơn vị đo là mm.Ren là gì

Các yếu tố của ren

Ren bao gồm các yếu tố như profin ren, đầu mối ren, đường kính, bước ren và hướng xoắn. Chúng sẽ trực tiếp xác định những tính năng của ren.

Profin ren là đường bao của mặt cắt của ren khi mặt phẳng cắt chứa trục ren. Profin có nhiều hình dạng như tam giác đều, tam giác cân, hình thang cân, hình thang đều và hình vuông.

Có ba loại đường kính ren:

  • Đường kính ngoài: là đường kính của bề mặt trụ đi qua đỉnh ren (ren ngoài) hoặc đi qua đáy ren (ren trong).
  • Đường kính trong: là đường kính xuyên qua bề mặt trụ đáy (ren ngoài) hoặc qua đỉnh ren của ren trong, được ký hiệu bằng dh hoặc Dh.
  • Đường kính trung bình: Đường kính của bề mặt trụ với giao tuyến gọi là profin ren tại điểm chia đều bước ren, ký hiệu là d2 hoặc D2.

Số đầu mối ren nghĩa là số vòng xoắn tạo thành một ren, có ký hiệu là n.

Hướng xoắn là hướng mà ren và tiến lên theo hướng quay có sẵn trong hệ thống trục của ren. Hệ ren có hai kiểu xoắn là hướng xoắn phải và hướng xoắn trái.

Bước ren là khoảng cách giữa hai điểm tương ứng trên hai profin ren liền kề theo trục. Có thể hiểu rằng bước ren và khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một đường sinh của hai đường xoắn liền kề được đo trong mặt phẳng chứa trục của sợi chỉ, được gọi là mặt phẳng kinh tuyến. Bước ren được ký hiệu là p.

Xem thêm: Phôi Thép Là Gì? Phôi Thép Được Sử Dụng Để Làm Gì?

Ren là gì

Vai trò và ứng dụng của ren

Ren đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính nghệ thuật của sản phẩm. Từng công đoạn trong chất liệu ren thể hiện sự tinh tế, chính xác và đẳng cấp của sản phẩm được sản xuất như là:

  • Là một phần không thể thiếu của bu lông, ốc vít, thanh ren và các sản phẩm khác trong đường ống như các phụ kiện ren (cút ren, côn thu ren, chữ thập ren, tê ren).
  • Rất hữu ích trong việc kết nối thiết bị và truyền lực.
  • Dễ dàng khoan cắt mang lại nhiều lợi ích cho kỹ thuật viên.

Ren còn được sử dụng phổ biến trong ngành cơ khí, điện tử hay lắp ráp máy móc. Ren tạo nên sự hài hòa, tinh tế và là một mắt xích rất quan trọng trong quá trình sản xuất các sản phẩm như ô tô, xe máy, máy khoan và các loại máy móc dùng trong sản xuất.

Xem thêm: Mặt Bích Là Gì? Phân Loại – Ứng Dụng Của Mặt Bích

Ren là gì

Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã có thể hiểu được ren là gì cũng như biết được về phân loại, cấu tạo và ứng dụng của ren. Quý khách hàng có nhu cầu về các phụ kiện ren xin vụi lòng liên hệ Thép Hương Đạt để biết thêm thông tin chi tiết.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *