Thép Hình Là Gì? Những Loại Thép Hình Phổ Biến Tại Việt Nam

Thép hình là một loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như thiết kế, xây dựng, công nghiệp,… Vậy thép hình là gì? Có những loại nào? Bài viết này của Thép Hương Đạt sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho các bạn.

Thép hình là gì?

Đúng như tên gọi của chúng, thép hình bao gồm những loại thép có hình dáng là các chữ cái cụ thể. Đây là một trong những loại vật liệu quan trọng được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp xây dựng và công nghiệp nặng. Tùy theo mục đích sử dụng mà có thể chọn và sử dụng loại thép hình phù hợp với từng công trình.

Thép hình là gì

Xem thêm: Thép Là Gì? Thành Phần – Ứng Dụng Của Thép Trong Thực Tiễn

Các loại thép hình phổ biến ở Việt Nam

Thép hình chữ H

Thép chữ H là loại thép hình có kết cấu bề ngoài giống chữ H, sở hữu độ cân bằng cao nên có khả năng chịu được áp lực rất lớn. Chiều cao và chiều rộng của thép chữ H có độ dài gần bằng nhau, tạo nên đặc tính vững, cứng và bền bỉ. Với cường độ chịu lực cao, khả năng chống đỡ được các rung động mạnh, thép H có thể được lắp đặt trong các môi trường khắc nghiệt hay có thiên tai như động đất, sóng thần,… hoặc các tác động của hóa chất và nhiệt độ.

Ứng dụng thông dụng của thép chữ H là trong kết cấu xây dựng nhà công trình mái hay khung máy móc, dầm, cột, cẩu tháp,… Thép hình chữ H có nhiều loại kích thước khác nhau với những đặc tính kỹ thuật riêng phù hợp cho từng công trình và cấu trúc máy móc. Có một số loại thép chữ H được sử dụng rộng rãi như thép H100, H150, H300,…

Thép hình chữ H

Các thông số cơ bản của dòng thép hình chữ H:

  • Chiều cao tiêu chuẩn: 100 – 900mm 
  • Chiều rộng cánh tiêu chuẩn: 50 – 400mm 
  • Chiều dài tiêu chuẩn: 6000 – 12000 mm

Thép hình chữ I

Thép hình chữ I hay còn được gọi là thép 1. Đây là loại thép được sử dụng khá phổ biến tại các công trình xây dựng dân dụng và cầu đường, nhà xưởng,… Thép chữ I thường bị nhầm lẫn với thép chữ H vì cấu tạo bề ngoài có điểm tương đồng với nhau. Điểm phân biệt rõ ràng nhất giữa thép chữ I và thép chữ H là độ rộng cánh tiêu chuẩn của thép chữ I ngắn hơn rất nhiều so với chiều cao thân thép, còn của thép chữ H thì tỷ lệ tương đối gần bằng nhau. Một số dòng thép chữ I thông dụng là thép I100, I150, I200,…

Thép hình chữ I

Các thông số cơ bản của dòng thép hình chữ I:

  • Chiều cao tiêu chuẩn: 100 – 600mm
  • Chiều rộng cánh tiêu chuẩn: 50 – 200mm
  • Chiều dài tiêu chuẩn: 6000 – 12000 mm

Có thể bạn quan tâm: Thép Đen Là Gì? Ứng Dụng Của Thép Đen

Thép hình chữ U

Thép hình chữ U là loại thép hình có kết cấu đặc biệt, có mặt cắt theo chiều ngang giống với hình chữ U. Thép hình chữ U có các góc sở hữu độ chính xác cao nên thường được ứng dụng trong chế tạo, sản xuất các loại dụng cụ nông nghiệp, giao thông vận tải,… và hoạt động sửa chữa công nghiệp.

Với kết cấu đặc biệt, thép hình U có khả năng chịu được lực vặn xoắn ở thân rất cao. Ngoài ra, hình dạng chữ U cho phép thép U có thể tăng cường lực và độ cứng theo chiều ngang. Các loại thép U phổ biến là U50, U100, U200, U400,…

Thép hình chữ U

Các thông số cơ bản của dòng thép hình chữ U:

  • Chiều ngang tiêu chuẩn: 40 – 500mm
  • Chiều cao cánh tiêu chuẩn: 25 – 100mm
  • Chiều dài tiêu chuẩn: 6000 – 12000 mm

Thép hình chữ V

Thép hình chữ V là loại thép hình có góc được tạo thành bởi 2 cánh chéo có chiều dài bằng nhau tạo ra mặt cắt ngang hình chữ V. Ưu điểm nổi trội của dòng thép chữ V chính là khả năng chịu lực và chịu sức nặng tốt, không bị biến dạng khi chịu các va đập hay sức ép mạnh. Thép hình chữ V có một số loại phổ biến như V100, V150, V200,… được ứng dụng trong xây dựng nhà xưởng, thiết kế máy móc, cơ khí đóng tàu, cơ khí động lực, đường dẫn ống,… hay những sản phẩm trang trí và đồ gia dụng.

Thép hình chữ V

Các thông số cơ bản của dòng thép hình chữ V:

  • Chiều dài cánh tiêu chuẩn: 25 – 250mm
  • Chiều dài tiêu chuẩn: 6000 – 12000 mm

Thép hình chữ Z

Thép hình chữ Z là loại thép có hai cánh xoay về hai hướng ngược nhau tạo ra mặt cắt ngang hình chữ Z. Với đặc tính dễ gia công, chịu lực tốt, thép hình chữ Z thường được sử dụng để làm xà gồ thép trong các công trình xây dựng lớn như nhà xưởng công nghiệp, nhà thi đấu, trung tâm mua sắm giải trí, , kho đông lạnh,… Trên thân thép hình chữ Z thường có các lỗ đột hình oval để giúp gắn các bản mã bằng bu lông dễ dàng.

Các thông số cơ bản của dòng thép hình chữ Z:

  • Chiều ngang tiêu chuẩn: 150 – 300mm
  • Chiều cao cánh trái tiêu chuẩn: 50 – 82mm 
  • Chiều cao cánh phải tiêu chuẩn: 56 – 88mm
  • Chiều dài tiêu chuẩn: 6000 – 12000 mm

Xem thêm: Ống Thép Đen Là Gì? Ưu Điểm – Ứng Dụng Của Ống Thép Đen

Thép hình chữ C

Cũng giống như thép hình chữ Z, thép hình chữ C cũng là loại xà gồ thép với đặc tính nhẹ, dễ gia công và khả năng chịu lực tốt. Mặt cắt ngang của thép C gần giống như thép U, tuy nhiên có cạnh nhỏ vòng vào trong. Trên thân của thép C có thể có lỗ đột hình oval đơn hoặc đôi để làm khung kèo thép hay đòn tay thép gác đúc cho các công trình một cách dễ dàng.

Thép hình chữ C và chữ Z

Các thông số cơ bản của dòng thép hình chữ C:

  • Chiều ngang tiêu chuẩn: 80 – 300mm
  • Chiều cao cánh tiêu chuẩn: 40 – 80mm
  • Chiều dài tiêu chuẩn: 6000 – 12000 mm

Hy vọng qua bài viết thép hình là gì của Thép Hương Đạt các bạn đã có thể nắm được thông tin và sử dụng các loại thép hình một cách hữu ích.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *