Phân Biệt Thép Đen Và Thép Mạ Kẽm – Ưu Nhược Điểm Của Từng Loại

Thép đen và thép mạ kẽm là hai loại vật liệu được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng hiện nay. Bài viết này của Thép Hương Đạt sẽ cung cấp các thông tin giúp bạn phân biệt được thép đen và thép mạ kẽm.

Khái niệm thép đen và thép mạ kẽm

Thép đen là gì?

Thép đen là gì?

  • Thép đen là thép cacbon, thường có màu đen hoặc xanh đen do trong quá trình cán phôi làm thép (FeO) được phun nước làm nguội.
  • Thép đen là loại thép thô nên tên tiếng Anh vẫn gọi là Steel.
  • Thép đen thường được sản xuất với hai loại chính là thép hộp đen và thép ống đen để sử dụng phù hợp với các mục đích khác nhau. 
  • Nếu bạn nghe ai đó nói về thép ống đen, thép hộp đen hay thép tấm đen thì bạn có thể hiểu đơn giản rằng họ đang nói về các loại vật liệu thép thông thường với những hình dạng khác nhau.

Thép mạ kẽm là gì?

  • Thép mạ kẽm là loại thép cacbon được phủ lên trên mình một lớp kẽm mạ bằng phương pháp nhúng nóng hay điện phân với độ dày phù hợp nhằm giúp cho sản phẩm có tuổi thọ cao hơn và độ bền đẹp.
  • Thép mạ kẽm có tên tiếng Anh là Galvanized Steel.
  • Thép mạ kẽm cũng được sản xuất với 2 loại chính là thép hộp mạ kẽm và thép ống mạ kẽm.

Thép mạ kẽm là gì?

Xem thêm: Thép đúc là gì? Đặc tính – ứng dụng và phân loại

Ưu nhược điểm của thép đen và thép mạ kẽm

Thép đen

  • Đây là loại vật liệu được sử dụng thông dụng từ trước tới nay, sản phẩm này đã được người dân, chủ đầu tư hay chủ thầu xây dựng sử dụng phổ biến tại các công trình xây dựng. Sản phẩm thép đen đa dạng chủng loại, phong phú về cả kích thước và lẫn thiết kế cho người dùng lựa chọn phù hợp với nhu cầu.
  • Giá thép đen cũng thấp hơn so với các loại thép khác như: Thép mạ kẽm, thép inox,…

Ưu điểm của thép đen

Thép mạ kẽm

  • Sản phẩm thép mạ kẽm cũng như các loại thép xây dựng khác nhưng có lớp vỏ ngoài được mạ kẽm giúp sản phẩm này có khả năng chống rỉ sét, ăn mòn, oxy hóa vượt trội hơn nhiều so với những loại thép đen truyền thống
  • Bên cạnh việc thép mạ kẽm có độ bền cao hơn, nó còn mang lại tính thẩm mỹ cao cho công trình trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
  • Sử dụng thép mạ kẽm sẽ giúp người dùng không cần phải sơn hay bảo dưỡng định kỳ nhưng sản phẩm vẫn đảm bảo được độ bền và tuổi thọ sử dụng.
  • Tuy nhiên, nhược điểm của thép mạ kẽm chính là giá thành khá cao, có ít chủng loại sản phẩm để người dùng có thể lựa chọn. Hiện nay, các loại thép được mạ chủ yếu là thép ống và thép hộp.
  • Đặc điểm của từng sản phẩm được đề cập như trên, tuy nhiên hiện nay hầu hết các hãng sản xuất đều phủ 1 lớp dầu chống gỉ lên trên bề mặt các loại thép đen. Vì thế, thép đen vẫn giữ được độ bền, ngăn ngừa bị gỉ sét và oxy hóa trong quá trình sử dụng.

Ưu điểm Thép mạ kẽm

Xem thêm: Ống thép mạ kẽm là gì? Đặc điểm và ứng dụng của ống thép mạ kẽm

Phân biệt thép đen và thép mạ kẽm

Thép Đen Và Thép Mạ Kẽm

Dưới đây là bảng so sánh các tiêu chí để các bạn có thể phân biệt thép đen và thép mạ kẽm:

Tiêu chí so sánh Thép đen Thép mạ kẽm
Đặc tính nổi bật Có thể chịu được áp lực tốt trước những tác động của ngoại lực. Tính đồng nhất cao, độ bền bỉ theo toàn bộ chiều dài của sản phẩm thép, giúp đảm bảo các công trình được bền vững. Thép đen có độ bền cao khi được giữ nguyên được hình dạng ban đầu, khi bị nung nóng không có hiện tượng co lại. Sở hữu tất cả các đặc tính của thép đen. Nhờ được phủ lên lớp kẽm bảo vệ bên ngoài nên thép mạ kẽm có khả năng ngăn chặn sự hình thành của rỉ sét, chống ăn mòn cao và chống oxy hóa. Có thể chống chịu các điều kiện khí hậu, môi trường khắc nghiệt hay nơi có độ ẩm và tính axit cao.
Tính ứng dụng Thép đen được sử dụng trong quá trình lắp ghép nhà thép tiền chế, giàn giáo chịu lực hay hệ thống cọc siêu âm của kết cấu nền móng. Bên cạnh đó, trong ngành công nghiệp, loại thép ống còn được dùng trong quá trình phân phối khí đốt dầu mỏ, trong hệ thống nồi hơi công nghiệp,… Thép mạ kẽm được lựa chọn và sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như trong ngành xây dựng thì được sử dụng để làm khung nhà xưởng, hệ thống ống dẫn nước tại những tòa nhà cao tầng,…Trong ngành công nghiệp, thép mạ kẽm được ứng dụng để làm khung xe tải, phụ tùng ô tô,… Ngoài ra, loại thép này còn được dùng để trang trí nội thất, làm trụ viễn thông, cột đèn chiếu sáng,… trong công trình công cộng.
Tuổi thọ sử dụng Tuổi thọ của thép đen có thể từ 10 năm đến 15 năm khi được sử dụng trong điều kiện phù hợp và không phải chịu các ảnh hưởng khắc nghiệt từ nhiệt độ cao, hóa chất,… thường xuyên. Thép mạ kẽm có tuổi thọ cao hơn. Trung bình sẽ trên 50 năm trong điều kiện thường và từ 20 năm đến 25 năm với những công trình thường xuyên phải tiếp xúc với các chất ăn mòn như tại các khu công nghiệp, thành phố, vùng ven biển,…
Giá thành Giá thành thấp, giúp các chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí khi sử dụng vật liệu thép đen. Giá thành thép mạ kẽm cao hơn thép đen, nhưng đây là loại vật liệu có độ bền và tuổi thọ cao nên trong quá trình sử dụng bạn không cần phải tốn nhiều thời gian bảo trì, giúp tiết kiệm được nguồn chi phí tối đa.

Xem thêm: Bảng kích thước, trọng lượng của ống thép đen 

Hy vọng qua bài viết này của Thép Hương Đạt, các bạn đã có thể phân biệt được thép đen và thép mạ kẽm.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *