Mác Thép Là Gì? Các Tiêu Chuẩn Mác Thép

Mác thép là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình lựa chọn loại thép phù hợp cho mỗi công trình xây dựng. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người sử dụng chưa hiểu rõ về mác thép. Bài viết này của Thép Hương Đạt cung cấp các thông tin giúp bạn hiểu rõ mác thép là gì? Và có thể phân loại mác thép.

Mác thép là gì?

Mác thép là một thuật ngữ chuyên ngành được dùng để biểu hiện cho khả năng chịu lực của thép. Hay nói cách khác mác thép chính là độ chịu lực của thép. Nó cho biết khả năng chịu lực của sản phẩm thép đó là lớn hay nhỏ.

Thuật ngữ mác thép giúp cho người dùng dễ dàng phân biệt loại thép này với các loại thép khác cũng như tiêu chuẩn sản xuất được áp dụng, đặc biệt là thành phần hóa học, khả năng chịu lực, độ cứng,… từ đó giúp cho người sử dụng lựa chọn được loại thép thích hợp với công trình xây dựng của mình.

Mác thép là gì

Có thể bạn quan tâm: Thép Đen Là Gì? Ứng Dụng Của Thép Đen

Phân loại mác thép

Hiện nay, mác thép có thể chia thành các loại sau: Cacbon, không gỉ, hợp kim và dụng cụ. Trong đó, mỗi loại mác thép sẽ có một đặc điểm về thành phần hóa học riêng biệt. Cụ thể:

  • Thép cacbon: Đây là mác thép có chứa một hàm lượng nhỏ thành phần sắt và cacbon (từ 0,3 đến 2% cacbon). Hiện nay, gần 90% các loại thép sử dụng mác thép này.
  • Thép hợp kim: Đây là mác thép có chứa các nguyên tố kim loại như: Nhôm, crom, đồng, niken, … với đặc tính dễ uốn dẻo và dễ kéo thành sợi.
  • Thép không gỉ: Đây là mác thép có chứa đến 20% hàm lượng nguyên tố crom. Loại mác thép này rất cứng và bền, khả năng chống ăn mòn và oxi hóa hiệu quả, được sử dụng để chế tạo dụng cụ y tế hay chế biến thực phẩm.
  • Thép dụng cụ: Đây là mác thép có thể sử dụng để chế tạo các thiết bị cắt, đục, khoan với các thành phần hóa học như: Vonfram, vanadi, coban,… có thể chịu được nhiệt độ cao khi ma sát.

Phân loại mác thép

Xem thêm: Thép Trắng Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Thép Trắng Và Thép Không Gỉ

Các tiêu chuẩn mác thép

Việc hiểu rõ và nắm chắc từng tiêu chuẩn chính là yếu tố quan trọng giúp người sử dụng có thể phân biệt và lựa chọn được tôn thép xây dựng chính hãng, đạt chuẩn nhất. Hạn chế tối đa các trường hợp mua trúng hàng giả, hàng nhái dẫn đến chất lượng của công trình bị xuống cấp. Và mác thép được sản xuất ở đâu cần phải tuân theo những tiêu chuẩn ở khu vực đó. Tiêu chuẩn của mác thép tại Việt Nam và một vài nước trên thế giới được đề cập dưới đây. Mỗi nước sẽ có tiêu chuẩn về mác thép khác nhau.

Mác thép theo tiêu chuẩn Việt Nam

Theo TCVN 1765-75: Thép được ký hiệu là chữ cái CT, gồm 3 phân nhóm A, B và C.

  • Nhóm A: Đảm bảo tính chất cơ học của thép. Kí hiệu nhóm này là CTxx, với xx là số phía sau, bỏ chữ A ở đầu mác thép. Ví dụ: CT38, CT38n, CT38s là 3 mác thép có cùng σ > 38kG/mm2 hay σ > 380MPa. Tương ứng với 3 mức khử oxi khác nhau. Đó là lặng, bán lặng và sôi tương ứng với CT38, CT38n và CT38s.
  • Nhóm B: Đảm bảo thành phần hóa học của thép. Quy định thành phần BCT380, (14 – 0,22)C, (0,3 – 0,65)Mn.
  • Nhóm C: Đảm bảo tính chất cơ học và thành phần hóa học của thép.

Mác thép theo tiêu chuẩn Việt Nam

Xem thêm: Thép Đen Là Gì? Ứng Dụng Của Thép Đen

Mác thép theo tiêu chuẩn Nhật Bản

Chúng ta hay bắt gặp các loại mác thép SD295, SD390, SD490. Đây là tên gọi của mác thép theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Các con số sau chữ cái biểu hiện cường độ của thép. Trong kỹ thuật, người ta gọi đó là giới hạn chảy của thép. Ví dụ: SD240 biểu hiện loại thép đó có cường độ chịu lực 240N/mm2.

Mác thép theo tiêu chuẩn Nga

Ký hiệu bằng chữ cái: CT và số hiệu mác thép từ 0 đến 6 phụ thuộc vào tính chất hóa học và cơ học của thép. Hàm lượng cacbon trong hỗn hợp càng lớn và độ bền của thép càng cao thì số kí hiệu của mác thép sẽ càng lớn. Để phân cấp bậc mắc thép theo tiêu chuẩn Nga.

Các số tương ứng sẽ ở sau cùng mác thép, trong đó cấp bậc 1 thì không được ghi. Phía trước của mác thép sẽ ghi nhóm của thép tương ứng A, B và C.

Ví dụ: Mác thép Y7 là thép chất lượng có chứa 0,7 % cacbon, là thép lặng. Tất cả các loại thép dụng cụ đều có thể khử rất tốt oxi.

Mác thép theo tiêu chuẩn Mỹ

Mỹ là quốc gia có rất nhiều tiêu chuẩn mác thép phức tạp. Có ảnh hưởng rất lớn đối với nhiều ngành công nghiệp sản xuất. Dưới đây là tiêu chuẩn mác thép Mỹ thường sử dụng nhất đối với từng loại vật liệu kim loại. Dùng tiêu chuẩn ASTM (American Society for Testing and Materials) là ký hiệu theo các số tròn (42, 50, 60, 65) thể hiện độ bền tối thiểu có đơn vị ksi (1 ksi = 1000 psi = 6,8948 MPa = 0,703 kG/mm2). Dùng tiêu chuẩn SAE (Society for Automotive Engineers) là ký hiệu bắt đầu bằng số 9 và 2 số tiếp theo thể hiện độ bền tối thiểu có đơn vị ksi.

Hy vọng qua bài viết này của Thép Hương Đạt các bạn đã có thể hiểu rõ mác thép là gì? Và có thể phân loại mác thép để sử dụng các loại thép thật phù hợp cho nhu cầu của mình.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *